Lịch sử hoạt động Hawker Sea Hawk

Sea Hawk FGA 6 của Hải quân Hoàng gia trưng bày tại Ngày hàng không Kemble 2008, Anh.

Chiếc Sea Hawk thành phẩm đầu tiên là F 1, bay lần đầu vào năm 1951, chính thức đưa vào biên chế của Phi đội 806 hai năm sau đó, đầu tiên đóng ở Brawdy, sau đó chuyển tới HMS Eagle. Chỉ có hơn 30 chiếc là do Hawker chế tạo. Tại thời điểm đó, Hawker cũng đang sản xuất Hawker Hunter cho RAF và do đó việc sản xuất và phát triển thêm cho Sea Hawk đã được chuyển sang cho Armstrong Whitworth Aircraft, một công ty thuộc tập đoàn Hawker.[7] F 1 được trang bị với 4 khẩu pháo 20 mm (.79 in) Hispano Mk V. Trang bị một động cơ phản lực Rolls-Royce Nene 101, tạo lực đẩy 5,000 lbf (22 kN). F 1 có vận tốc tối đa đạt 599 mph (964 km/h) trên mực nước biển và tầm hoạt động 800 mi (1,287 km) với nhiên liệu bên trong máy bay. Biến thể tiêm kích thứ hai có tên gọi F 2 có thêm điều khiển cánh liệng cũng như các sửa đổi khác, bao gồm cả cấu trúc của máy bay.[8]

Biến thể tiếp theo của Sea Hawk được phát triển thành loại tiêm kích-bom, có tên gọi là FB 3 - Tiêm kích-bom Mark 3 - có hơn 100 chiếc được chế tạo, nó chỉ có một chút khác biệt so với phiên bản trước. Cấu trúc của nó được gia cố cho phép nó mang nhiều loại thiết bị cũng như vũ khí. Vũ khí mới mà nó có thể mang gồm có 2 quả bom 500 lb (227 kg) và 16 đạn phản lực không điều khiển. Biến thể Sea Hawk thứ tư là biến thể tiêm kích-cường kích có tên gọi FGA 4, tăng cường khả năng mang vũ khí. Biến thể thứ 5 là biến thể tiêm kích-bom FB 5, về cơ bản dựa trên FB 3 và FGA 4, nhưng trang bị động cơ Rolls-Royce Nene 103 mới. Biến thể cuối cùng của Sea Hawk là biến thể tiêm kích-cường kích FGA 6, giống hệt như FB 5, nhưng được chế tạo mới chứ không chỉ là thay động cơ như FB 5, gần 90 chiếc được chế tạo. Tất cả các chiếc Sea Hawk đều bắt đầu được trang bị cho hải quân vào giữa thập niên 1950 và có trên 500 chiếc được chế tạo.[9]

Dù Australia và Canada ban đầu tỏ ra quan tâm tới Sea Hawk, hải quân của hai nước cũng đã thử nghiệm các mẫu thử của Sea Hawk, nhưng cuối cùng họ lại quyết định không mua. Phiê bản xuất khẩu đầu tiên là Sea Hawk Mk 50, đây là biến thể cường kích cho Hải quân Hoàng gia Hà Lan; 22 chiếc được biên chế hoạt động trong giai đoạn 1957-1964.[10] Biến thể xuất khẩu tiếp theo là Sea Hawk Mk 100, một biến thể tiêm kích cho Hải quân Tây Đức. Biến thể xuất khẩu cuối cùng cho Đức là Sea Hawk Mk 101, biến thể trinh sát, tiêm kích đêm. Sea Hawk phục vụ cho đến giữa thập niên 1960, cho đến khi nó bị F-104 Starfighter thay thế.[9] Khách hàng nhập khẩu cuối cùng là Ấn Độ, họ đã mua 24 chiếc Sea Hawk mới và 12 chiếc Mk 6 tân trang từ FAA năm 1959, sau đó bổ sung thêm 30 chiếc nữa được mua từ Tây Đức.[10]

Tham chiến

Sea Hawk là một phần của Binh chủng không quân hải quân Anh, nó tham gia vào nhiều sự kiện như Khủng hoảng Kênh đào Suez tại Ai Cập. Vương quốc Anh, Pháp và Israel đã tham gia vào chiến dịch quân sự ở đây, với chiến dịch xâm lấn của Anh-Pháp mang tên Chiến dịch Lính ngự lâm, bắt đầu vào ngày 31/10/1956. 6 phi đội Sea Hawk đã tham chiến: 2 phi đội trên tàu sân bay HMS Eagle, 4 phi đội trên các tàu sân bay hạng HMS AlbionHMS Bulwark. Những chiếc Sea Hawk được sử dụng cho nhiệm vụ cường kích, chúng đã có tác dụng rất lớn, gây thiệt hại cho các mục tiêu của quân Ai Cập. Khía cạnh quân sự của chiến dịch Suez đã thành công, nhưng về mặt chính trị thì là một thảm họa. Tất cả lực lượng đồng minh đều rút lui năm 1957.

Tàu sân bay của Ấn ĐộINS Vikrant vào đầu thập niên 1980, mang theo Sea Hawk, Sea Harrier, Allouette và trực thăng Sea King, máy bay chống ngầm Alize

Sea Hawk là một máy bay xuất khẩu thành công. Trong biên chế của Hải quân Hoàng gia Hà Lan, nó phục vụ trên tàu sân bay HNLMS Karel Doorman, trước đây là tàu HMS Venerable, tham gia các chiến dịch quân sự tại Indonesia. Từ năm 1959, chúng được trang bị tên lửa AIM-9 Sidewinder, giúp nâng cao khả năng không chiến.[11] Năm 1964, những chiếc Sea Hawk phục vụ trên tàu sân bay Karel Doorman đã được chuyển lên bờ khi nhiệm vụ của NATO thay đổi thành nhiệm vụ chống ngầm. Khi Karel Doorman được bán cho Argentina, chúng nhanh chóng bị đưa ra khỏi biên chế.

Ở Ấn Độ (bắt đầu vào năm 1960), những chiếc Sea Hawk được sử dụng trên tàu sân bay INS Vikrant, trước đây là HMS Hercules, chúng đã tham chiến trong Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan 1965Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan 1971. Cuộc chiến tranh cuối cùng mà Sea Hawk được Hải quân Ấn Độ sử dụng chiến đấu với các tàu pháo của Hải quân Pakistan và tàu chiến cũng như tàu hàng của Đông Pakistan (ngày nay là Bangladesh), không có chiếc nào bị mất trong chiến tranh.[12] Được hỗ trợ bởi máy bay Breguet Alize, Sea Hawk đã bảo toàn được lực lượng, đạt tỉ lệ tiêu diệt cao nhất trong toàn cuộc chiến. Sea Hawk ngừng hoạt động vào năm 1983, chúng bị những chiếc BAE Sea Harrier thay thế.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hawker Sea Hawk http://orbat.com/site/cimh/navy/kills(1971)-2.pdf http://www.warbirdsofindia.com/kerala/thiruvanatha... http://www.warbirds.in/ap/others/30-seahawk-in242.... http://www.historyofwar.org/articles/weapons_hawke... http://www.britishaircraft.co.uk/aircraftpage.php?... http://www.thunder-and-lightnings.co.uk/seahawk/ http://www.happyorange.org.uk/hawker-sea-hawk/ http://www.royalnavyhistoricflight.org.uk/home/ https://web.archive.org/web/20091024091622/http://... https://web.archive.org/web/20100508210258/http://...